Tầm quan trọng của thiết kế thông tầng cho biệt thự, nhà phố
Trong biệt thự, nhà phố hiện đại ngày nay, kiến trúc sư đưa ra giải pháp thiết kế thông tầng nhằm tăng ánh sáng và đối lưu không khí tự nhiên cho các phòng ốc. Nâng cao giá trị và chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên gia đình thêm thư thái, dễ chịu và sảng khoái trong ngôi nhà thân yêu của mình.
Lợi ích của thiết kế thông tầng mang lại cho không gian
Thông tầng là khoảng trống giữa nhà có chút giống như giếng trời nhưng chỉ cần kết nối 2 tầng với nhau hoặc nhiều hơn tùy theo không gian. Khoảng thông tầng cần thiết mang đến tối đa lợi ích.
Tạo độ thoáng rộng: Với những ngôi nhà diện tích nhỏ hoặc chiều ngang hẹp thì thông tầng là khoảng thiết kế tối ưu giúp gia tăng cảm giác cao rộng, tạo góc quan sát, sang trọng cho không gian không bị hở như giếng trời. Gia chủ tuyệt đối không nên tiếc tiết kiệm diện tích mà bỏ qua phương án thông tầng để rồi khiến các thành viên cảm thấy “ngộp thở” trong chính nhà mình.
Những khoảng thông tầng giữa nhà có tác dụng ngăn hờ phòng khách và phòng bếp thay vì bức vách bí bách để tạo độ thoáng rộng hơn. Gian bếp trở nên sáng sủa, không lo ám mùi đồ ăn.
Đối lưu không khí: Thông tầng giúp lưu thông không khí giữa các phòng và các tầng chính tạo cho không gian thêm thoáng mát, dễ chịu.
Lấy thoáng sáng thiên nhiên: Với khoảng thông tầng nhưng giúp lấy thoáng sáng thiên nhiên, nắng và gió tối đa từ ngoài vào cho ngôi nhà mát mẻ. Đồng thời tạo góc quan sát rộng. Khoảng trống này có thể tận dụng trồng cây gia tăng giá trị xanh mát cho ngôi nhà.
Lưu ý khi thiết kế thông tầng
Với mỗi ngôi nhà khác nhau có những điểm riêng và chung cần lưu ý khi thiết kế thông tầng.
Khi nào nên thiết kế thông tầng?
Thiết kế thông tầng dành cho ngôi nhà cao từ 2 tầng trở lên, chiều sâu thường từ 10m. Theo đó tùy thuộc vào chiều sâu, chiều ngang ngôi nhà, kiến trúc sư sẽ đưa ra tính toán khoảng thông tầng tỉ mỉ để đảm bảo cân đối cho toàn bộ ngôi nhà. Với biệt thự phố chiều sâu trên 20m thường sẽ được bố trí 2-3 khoảng thông tầng phân bổ đều từ giữa đến cuối để đảm bảo độ thoáng, sáng. Nhà càng hẹp càng cần chừa 1-2m2 diện tích làm thông tầng để tạo cảm giác cao rộng và thoáng mát.
Thông tầng có gây tiếng ồn?
Khoảng trống này tương tự giếng trời dẫn truyền âm thanh vang và khá rõ khiến hoạt động riêng tư của thành viên gia đình bị ảnh hưởng.
Do đó nên đặt thông tầng sát vách tường nhà, chú ý sử dụng vật liệu cách âm với khoảng thông tầng để tránh gây dẫn truyền âm thanh. Những bức tường nên được thiết kế với bề mặt sần, nhám, xù xì để tiêu âm hiệu quả. Những vật liệu hiện đại thường được lựa chọn sử dụng trang trí cho khu thông tầng, giếng trời như xây gạch trần, ấp gạch thẻ, sơn gai… nhằm giảm truyền âm.
Thông tầng tạo khoảng trống thiếu an toàn?
Với khoảng thông tầng dao động giữa 2 tầng trống gây thiếu an toàn? Cần lưu ý đến các chi tiết thiết kế.
Hành lang, cầu thang, cửa sổ tiếp xúc khoảng trống này cần đảm bảo có lan can che chắn đủ cao và khoảng cách khe hở an toàn.
Nếu phía dưới là không gian sinh hoạt, cần lưu ý các vật trang trí như đèn, khu trồng cây xanh… đảm bảo an toàn cho không gian sử dụng phía dưới. Cúng với đó bố trí ở khu vực thuận tiện cho chăm sóc, vệ sinh hoa cây cảnh.
Tham khảo một số mẫu thiết kế thông tầng từ Kiến Trúc Tinh Tế
Lợi ích của thiết kế thông tầng mang lại cho không gian
Thông tầng là khoảng trống giữa nhà có chút giống như giếng trời nhưng chỉ cần kết nối 2 tầng với nhau hoặc nhiều hơn tùy theo không gian. Khoảng thông tầng cần thiết mang đến tối đa lợi ích.
Tạo độ thoáng rộng: Với những ngôi nhà diện tích nhỏ hoặc chiều ngang hẹp thì thông tầng là khoảng thiết kế tối ưu giúp gia tăng cảm giác cao rộng, tạo góc quan sát, sang trọng cho không gian không bị hở như giếng trời. Gia chủ tuyệt đối không nên tiếc tiết kiệm diện tích mà bỏ qua phương án thông tầng để rồi khiến các thành viên cảm thấy “ngộp thở” trong chính nhà mình.
Những khoảng thông tầng giữa nhà có tác dụng ngăn hờ phòng khách và phòng bếp thay vì bức vách bí bách để tạo độ thoáng rộng hơn. Gian bếp trở nên sáng sủa, không lo ám mùi đồ ăn.
Đối lưu không khí: Thông tầng giúp lưu thông không khí giữa các phòng và các tầng chính tạo cho không gian thêm thoáng mát, dễ chịu.
Lấy thoáng sáng thiên nhiên: Với khoảng thông tầng nhưng giúp lấy thoáng sáng thiên nhiên, nắng và gió tối đa từ ngoài vào cho ngôi nhà mát mẻ. Đồng thời tạo góc quan sát rộng. Khoảng trống này có thể tận dụng trồng cây gia tăng giá trị xanh mát cho ngôi nhà.
Lưu ý khi thiết kế thông tầng
Với mỗi ngôi nhà khác nhau có những điểm riêng và chung cần lưu ý khi thiết kế thông tầng.
Khi nào nên thiết kế thông tầng?
Thiết kế thông tầng dành cho ngôi nhà cao từ 2 tầng trở lên, chiều sâu thường từ 10m. Theo đó tùy thuộc vào chiều sâu, chiều ngang ngôi nhà, kiến trúc sư sẽ đưa ra tính toán khoảng thông tầng tỉ mỉ để đảm bảo cân đối cho toàn bộ ngôi nhà. Với biệt thự phố chiều sâu trên 20m thường sẽ được bố trí 2-3 khoảng thông tầng phân bổ đều từ giữa đến cuối để đảm bảo độ thoáng, sáng. Nhà càng hẹp càng cần chừa 1-2m2 diện tích làm thông tầng để tạo cảm giác cao rộng và thoáng mát.
Thông tầng có gây tiếng ồn?
Khoảng trống này tương tự giếng trời dẫn truyền âm thanh vang và khá rõ khiến hoạt động riêng tư của thành viên gia đình bị ảnh hưởng.
Do đó nên đặt thông tầng sát vách tường nhà, chú ý sử dụng vật liệu cách âm với khoảng thông tầng để tránh gây dẫn truyền âm thanh. Những bức tường nên được thiết kế với bề mặt sần, nhám, xù xì để tiêu âm hiệu quả. Những vật liệu hiện đại thường được lựa chọn sử dụng trang trí cho khu thông tầng, giếng trời như xây gạch trần, ấp gạch thẻ, sơn gai… nhằm giảm truyền âm.
Thông tầng tạo khoảng trống thiếu an toàn?
Với khoảng thông tầng dao động giữa 2 tầng trống gây thiếu an toàn? Cần lưu ý đến các chi tiết thiết kế.
Hành lang, cầu thang, cửa sổ tiếp xúc khoảng trống này cần đảm bảo có lan can che chắn đủ cao và khoảng cách khe hở an toàn.
Nếu phía dưới là không gian sinh hoạt, cần lưu ý các vật trang trí như đèn, khu trồng cây xanh… đảm bảo an toàn cho không gian sử dụng phía dưới. Cúng với đó bố trí ở khu vực thuận tiện cho chăm sóc, vệ sinh hoa cây cảnh.
Tham khảo một số mẫu thiết kế thông tầng từ Kiến Trúc Tinh Tế